Mô hình thí điểm thu gom rác thải nhựa từ tàu cá về bờ đang được Chi cục Thủy sản Bình Định triển khai cho 200 tàu thường xuyên cập cảng Quy Nhơn,ưdângomrácthảinhựavềbờbằngtúilướichuyêndụnổ hũ từ tháng 11 này. Hoạt động nhằmkhuyến khích ngư dân hạn chế xả rác thải nhựa xuống biển, dần hình thành thói quen phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa trên tàu.
Sọt rác bằng túi lưới có thân và miệng túi được nâng đỡ bởi ba vòng inox giúp tạo hình dạng cố định như cái phễu. Sọt rác có thể xoay tự do và chịu được tác động ngoại lực bởi sóng gió khi tàu hoạt động trên biển mà không bị biến dạng, có thể xếp lại tùy theo nhu cầu sử dụng, không chiếm nhiều diện tích trên tàu cá như các thùng rác bằng nhựa.
Lưới đựng rác trên tàu là sáng kiến của TS. Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định. Ông cũng đề xuất việc thu gom, phân loại rác từ các tàu đánh bắt của địa phương.
Ông Vinh cho biết, trong quá trình nghiên cứu về quản lý rác thải, ông nhận thấy rác thải nhựa đại dương không phải chỉ đến từ đất liền mà lượng lớn rác được tạo ra từ đời sống sinh hoạt của ngư dân. Phần lớn các tàu cá đều không có dụng cụ thu gom rác thải. Nhu yếu phẩm mang theo sau chuyến đi biển kéo dài gần một tháng đều đã trở thành rác và thải thẳng ra đại dương.
Mô hình thu gom này thuộc Dự án thí điểm quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải ngành thủy sản nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại TP Quy Nhơn do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tài trợ và UBND TP Quy Nhơn cùng Chi cục Thủy sản phối hợp triển khai.
Là một trong những ngư dân đầu tiên sử dụng túi lưới gom rác, ông Phan Thanh Trưởng chủ tàu cá ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn đánh giá sọt rác "tiện lợi và thông dụng".
Rác thải nhựa ngư dân dùng trên tàu, như: chai nước, vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, túi nylon... được bỏ vào sọt rác qua phần miệng túi dạng ống tròn làm bằng lưới mềm, không thể rơi ra ngoài. Khi tàu về bờ, ngư dân chỉ cần mở phần cuối sọt để lấy rác ra ngoài. "Trong quá trình bà con ngư dân sử dụng sọt rác bị hư hỏng thì có thể dùng cước, nylon để vá lại khá tiện lợi, hiệu quả", ông Trưởng nói.
Đầu tháng 11, Chi cục Thủy sản Bình Định đã tuyên truyền để ngư dân nắm bắt, nâng cao nhận thức của ngư dân về tác hại của rác thải nhựa đại dương đối với môi trường và nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, cơ quan quản lý cam kết thực hiện đối với 200 tàu cá tham gia mô hình đưa rác thải về bờ.
Ngoài túi lưới thiết kế chuyên dụng, mỗi tàu sẽ được trang bị sổ tay hướng dẫn thu gom, phân loại rác tại nguồn. Cảng cá Quy Nhơn cũng thành lập đội thu gom rác thải nhựa, vừa kiểm tra vừa thu mua rác của ngư dân.
Ông Mai Văn Miên, 49 tuổi, chủ tàu ở phường Hoài Thanh, Thị xã Hoài Nhơn cho biết ông đồng tình với chương trình này. "Khi đi biển chúng tôi cũng bắt gặp những khối rác trên biển do trôi theo dòng nước mà kết lại với nhau với đường kính có khi đến 5m. Vì di chuyển buổi tối nên thi thoảng tàu cũng bị rác vướng vào chân vịt, thuyền viên phải lặn xuống cắt bỏ tàu mới tiếp tục di chuyển", ông nói.
Ngoài sự hưởng ứng của ngư dân, một số doanh nghiệp địa phương cũng cam kết đồng hành với mô hình. Ông Trần Thái Sơn, Giám đốc, công ty Hiệp lực Phát triển Việt, SDVICO chia sẻ: "Chương trình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá mang nhiều ý nghĩa vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của ngư dân vừa bảo tồn môi trường biển cho mai sau", ông Sơn nói.
Theo đó doanh nghiệp này sẽ hỗ trợ miễn phí phần mềm nhật ký rác điện tử, được cài đặt trên điện thoại thông minh của ngư dân. Cụ thể, ứng dụng này có ba cấp phân quyền người dùng: thuyền trưởng, khai báo rác thải nhựa mang đi khi xuất cảng và dữ liệu sẽ tự đồng bộ khi cập cảng.
Công ty cũng sẽ thu mua rác thải nhựa cao của ngư dân với giá hơn thị trường. Toàn bộ tiền rác thải nhựa sẽ quy đổi thành tiền mua sản phẩm nhớt PVOil, Acquy Globe.
Ái Trinh