Số liệu trên được nêu trong một nghiên cứu của Công ty cho vay trực tuyến Lending Tree,ệucănnhàbịbỏtrốngởMỹkết quả bóng đá hôm nay dựa trên cuộc "Khảo sát cộng đồng người Mỹ" mới nhất của Cục Điều tra dân số Mỹ.
Đơn vị này cho biết tỷ lệ nhà bỏ trống cao nhất tại ba thành phố New Orleans, Miami và Tampa với hơn 600.000 căn. Ba thành phố có tỷ lệ trống thấp nhất, dưới 5% là Minneapolis, Austin và Washington DC.
Số nhà bỏ trống ở các thành phố lớn tại Mỹ đều là sản phẩm thứ cấp, bao gồm cả những căn đang chờ cho thuê, bị tịch thu hoặc là tài sản đầu tư. Khu vực có tỷ lệ nhà bỏ trống lớn với giá bán cao, thường là khu nghỉ dưỡng hoặc khu vực để đầu tư. Trong số những nhà bỏ trống có lượng lớn các căn nghỉ dưỡng, phục vụ nhu cầu sử dụng theo mùa và chủ nhà không sử dụng thường xuyên.
Người dân địa phương tại Bozeman và Montana cho rằng số người mua bất động sản ở thành phố làm ngôi nhà thứ hai, sau đó cho thuê trên Airbnb hay Vrbo đang góp phần vào tình trạng thiếu nhà ở cho họ và góp phần đẩy giá nhà lên cao. Do đó, hai thành phố đang xem xét lệnh cấm cho thuê Airbnbs (hình thức cho thuê dịch vụ lưu trú ngắn ngày) với bất động sản thứ hai.
Ngược lại, theo Lending Tree, tỷ lệ nhà bỏ hoang cao mà giá nhà thấp đồng nghĩa với việc khu vực này gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội.
Hiện tượng nhà bỏ trống nhìn chung không giảm bớt áp lực lên thị trường nhà đất Mỹ, vốn đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung và giá cao kỷ lục.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khả năng chi trả đang là thách thức với nhiều người Mỹ muốn mua nhà. Lãi suất thế chấp cao khiến họ gặp khó khăn khi tham gia thị trường, đồng thời cũng khiến chủ nhà không muốn bán tài sản vì sẽ không được áp dụng lãi suất thấp được hưởng từ nhiều năm trước.
Chi phí vay với người mua nhà đã tăng vọt trên mức cao nhất trong hai thập kỷ, chạm mức 7,53% trong tuần này. Trong khi đó, số đơn đăng ký thế chấp đã giảm 6%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996 vào tuần trước, theo khảo sát mới nhất của MBA.
Đình Xuân (theo Dailymail, Business Insider)