Quay Thu Mn

"KHÔNG CHIẾU NÀO ĐẸP BẰNG CHIẾU BÀN THẠCH" chè khoai dẻo

【chè khoai dẻo】Những nghệ nhân cuối cùng: Tiếng thở dài ở làng chiếu cói

"KHÔNG CHIẾU NÀO ĐẸP BẰNG CHIẾU BÀN THẠCH"

Đầu năm 2023,ữngnghệnhâncuốicùngTiếngthởdàiởlàngchiếucóchè khoai dẻo lão nghệ nhân dệt chiếu nổi tiếng xứ Bàn Thạch là cụ bà Lê Thị Thêm đã qua đời ở tuổi 101. Cụ Thêm thanh thản ra đi khi lớp hậu sinh là các con của mình tiếp tục kế nghiệp. "Nhưng đến lượt thế hệ chúng tôi mất đi, nghề chiếu Bàn Thạch sẽ lùi vào dĩ vãng. Nghề này giờ có muốn truyền cũng không ai theo. Ngày công nhiều lắm có 50.000 đồng, sống làm sao nổi?", cụ Võ Đức Khương (75 tuổi, con trai cụ Thêm, trú tại thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh, H.Duy Xuyên) thở dài.

Theo nhà nghiên cứu Lê Thí, Bàn Thạch nay là thôn Vĩnh Nam (thuộc xã Duy Vinh), một làng cổ của Quảng Nam. Dẫn Ô châu cận lục được nhuận sắc năm 1553, ông Thí cho hay Bàn Thạch vốn có tên Bàn Cố, là một trong 66 làng của H.Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong dưới triều nhà Lê. Ngày nay, Vĩnh Nam cùng Đông Bình là 2 thôn vẫn còn những cư dân dệt chiếu cói. Chợ Bàn Thạch ở thôn Vĩnh Nam cũng là phiên chợ chiếu lúc tờ mờ sáng nổi tiếng một thời.

Những nghệ nhân cuối cùng: Tiếng thở dài ở làng chiếu cói - Ảnh 1.

Vợ chồng cụ Võ Đức Khương gắn bó với nghề dệt chiếu Bàn Thạch hơn nửa thế kỷ qua

HOÀNG SƠN

Chúng tôi cố công tìm kiếm những người cuối cùng ở làng "gốc" Bàn Thạch vẫn ngày đêm nuôi dưỡng thương hiệu và may mắn gặp được vợ chồng cụ Khương. Cụ Khương kể gốc tích làng Bàn Thạch xuất phát từ xứ Thanh - Nghệ với hành trình lưu dân trong cơn quốc biến Trịnh - Nguyễn phân tranh, khoảng 400 năm trước. Nhiều tài liệu ghi chép sau khi vượt đèo Hải Vân, đến địa phận phủ Thăng Hoa (Quảng Nam), người vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) quyết định dừng chân tại đây an cư lạc nghiệp, cải tạo đất trồng cói, lập làng nghề dệt chiếu. Lâu dần, chiếu dần trở thành vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình và nghề dệt cũng thăng hoa từ đó. Các tài liệu còn cho biết chiếu Bàn Thạch cũng trở thành cống phẩm cho triều đình, quý tộc, quan lại ngày xưa. Điều này đủ cho thấy mức độ tinh xảo của loại chiếu cói này.

Cụ Trần Thị Diệp (73 tuổi, vợ cụ Khương) chia sẻ suốt hơn 50 năm cùng chồng bám khung cửi mưu sinh, cụ mang ơn nghề vì nhờ những tấm chiếu ra chợ mỗi ngày mà có thể nuôi 4 đứa con khôn lớn. "Nghề này hợp với đàn bà, nhất là khi có con dại vì tay dệt chiếu tay kia có thể đưa nôi. Ở làng Bàn Thạch này, nhiều đứa cũng lớn lên bên khung cửi như những đứa con của tôi vậy. Và ai cũng nằm lòng mấy câu ca dao tự hào nghề của cha ông: Không chiếu nào đẹp bằng chiếu Bàn Thạch/Không lạch nào sâu bằng lạch Bùng Binh",cụ Diệp góp chuyện.

ĐÃ MANG LẤY NGHIỆP VÀO THÂN…

Bởi lớn lên bên cạnh những khung cửi nên theo lời cụ Diệp, khoảng những năm 80 thế kỷ trước, người làng Bàn Thạch không ai là không biết dệt chiếu. Thuở đó, trong làng đi đâu cũng thấy cảnh nhà nhà dệt chiếu. Các loại chiếu như chiếu hoa, chiếu trơn (không màu), chiếu bông… được xuất đi khắp cả nước, thậm chí ra nhiều nước trên thế giới, nhất là khu vực Đông Âu. Nhưng rồi chiếu nhựa, chiếu cói dệt máy "quét qua", những người thợ dệt như vợ chồng cụ Diệp cố bám lấy nghề vì tuổi đã già. Thanh niên, trai tráng không ai cam chịu cảnh ngày ngày luồn sợi, kéo khung chỉ để nhận lấy ngày công không bằng một buổi phụ hồ.

Giờ đây, ở làng Bàn Thạch - cái tên vốn làm nên thương hiệu chiếc chiếu - tìm hộ nào còn theo nghề dệt cũng "đỏ con mắt". Theo lời giới thiệu của vợ chồng cụ Diệp, chúng tôi băng qua cánh đồng cói ở cuối thôn Vĩnh Nam để tìm gặp 3 người em ruột của cụ Khương. "Ở Bàn Thạch, anh em chúng tôi là những người còn lại giữ nghề dệt chiếu. Quen tay rồi, không làm là nhớ chịu không nổi", cụ Võ Thị Phượng (70 tuổi) chia sẻ.

"Ngồi còng lưng mà công thấp với nghe kể các công đoạn ra là chẳng ai còn dám theo nghề. Đầu tiên, phải cắt cây lác về, chẻ đôi từng sợi đem phơi 2 nắng. Phơi cũng canh coi sao cho sợi đủ dai. Xong xuôi đem nhuộm các màu xanh, đỏ, tím, vàng, phơi thêm lần nữa, vẫn canh sao cho nắng vừa đủ để không bị mốc hoặc bị gãy do nắng gắt", cụ Võ Thị Hết (64 tuổi, em gái cụ Phượng) nói. Đến công đoạn lên khung phải nối từng sợi đay, rồi một người luồn sợi, một người kéo cửi. Trong lúc dệt phải để ý phối màu sao cho đồng đều, đẹp mắt. Chiếu rời khung còn thêm công đoạn xén cho vuông vức rồi bện 2 đầu để không bị xổ ra. Tất cả đều cần sự khéo léo…

Theo cụ Hết, chiếu Bàn Thạch thường được làm theo khổ rộng từ 0,8 - 1,6 m, dài 2 m. Điểm đặc biệt khiến cho khách hàng thập phương ưa chuộng đó là các họa tiết trên mỗi chiếc chiếu được tạo thành từ những sợi cói đã nhuộm màu sẵn, chứ không phải in khuôn có sẵn họa tiết. Đó cũng là niềm tự hào về nghề mà anh em cụ Võ Đức Khương lấy làm động lực để gìn giữ. "Chỉ mong chiếu Bàn Thạch không lụi tàn…", cụ Khương trải lòng. (còn tiếp)

Chuyển hướng nghề dệt chiếu gắn với du lịch

Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch UBND xã Duy Vinh, cho biết chiếu Bàn Thạch là thương hiệu từ xưa của nhiều người dân thôn Vĩnh Nam và Đông Bình. Trong khi ở Vĩnh Nam chỉ còn vài hộ thì hiện Đông Bình có khoảng 80 hộ theo nghề, chủ yếu là người già. Đến nay, vùng nguyên liệu cói từ 80 ha giảm xuống còn khoảng 20 ha, nên nghề đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là đầu ra. UBND xã đã xây dựng kế hoạch bảo tồn làng nghề truyền thống và đang chờ huyện phê duyệt. Trong đó, có việc bố trí vùng nguyên liệu, sản xuất gắn với trình diễn, làm sản phẩm lưu niệm từ chiếu phục vụ du lịch…

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap