TheổphiếuXiaomităngmạnhtạiTrungQuốbánh macaronoBloomberg, thành công của Xiaomi được cho là một phần đến từ sự thất bại của đối thủ Apple tại thị trường Trung Quốc. Thị trường smartphone lớn nhất châu Á vẫn đang dần hồi phục sau nhiều năm suy thoái, với việc các nhà sản xuất địa phương đang hoạt động tốt hơn Apple. Dòng Xiaomi 14 mới ra mắt gần đây đã đạt hơn 1 triệu đơn đặt hàng trước chỉ vài ngày sau khi được công bố vào cuối tháng 10. Sự ra mắt của Mate 60 Pro vào tháng 8 cũng là một thành công đối với Huawei sau nhiều năm.
Với trường hợp của Xiaomi, sự lạc quan của các nhà đầu tư được thúc đẩy bởi tin đồn rằng thương hiệu này sắp ra mắt ô tô điện đầu tiên cũng như các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mà công ty đang phát triển. Theo các nhà phân tích tại JPMorgan, cổ phiếu của công ty có thể tiếp tục tăng trong sáu tháng tới. Còn các nhà phân tích tại Morgan Stanley và Citigroup cũng kỳ vọng thị trường smartphone Trung Quốc sẽ khởi sắc bắt đầu từ năm tới. Mặt khác, iPhone đang mất dần sự phổ biến ở Trung Quốc vì nhiều người dùng đơn giản là không thấy bất kỳ tiến bộ nào về đặc tính kỹ thuật của các sản phẩm mới năm nay.
Huawei Mate 60 Pro gây chú ý với các khả năng camera độc đáo và giao tiếp qua vệ tinh trong các tình huống khẩn cấp, trong khi dòng Xiaomi 14 nhận được chip Snapdragon 8 Gen 3 mới nhất từ Qualcomm, camera tiên tiến và hệ điều hành HyperOS có hỗ trợ cả hệ sinh thái Internet of Things lẫn xe cộ.
Các nhà phân tích đến từBloomberg tin rằng, Xiaomi có thể vượt qua các đối thủ Oppo và Vivo tại thị trường quê nhà, trong khi mức độ phổ biến của hãng bên ngoài Trung Quốc là “rất đáng kể”. Ngoài cổ phiếu của chính Xiaomi, cổ phiếu các nhà cung cấp và nhà thầu của họ cũng đang tăng giá.