Dự án nằm trong Khu tổ hợp công viên cảnh quan,ởicôngxâydựngdựánThápKimThànhtạiLànổ hũ văn hóa, tâm linh Kim Thành, phường Duyên Hải, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Công trình nằm trong vùng phát triển du lịch Tây Bắc Lào Cai, gồm: thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát.
Địa phương xác định đây là dự án chiến lược nhằm xây dựng hình ảnh cho TP Lào Cai trở thành điểm đến tâm linh; kết hợp phát triển du lịch tâm linh, là cửa ngõ của Việt Nam từ biên giới với Trung Quốc; kết hợp không gian cảnh quan nông nghiệp tạo ra công viên bản sắc cho thành phố.
Với tinh thần Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng công trình theo mô hình văn hóa tâm linh hội tụ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trở thành nơi tu dưỡng vun đắp các giá trị chân, thiện, mỹ.
Tháp Kim Thành được lấy cảm hứng nghệ thuật từ những công trình kiến trúc chùa tháp truyền thống ở Việt Nam như di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo, di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Bút Tháp, di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích. Thiết kế công trình gồm 5 tầng, mái cao 33 m, bao bọc tòa cửu phẩm liên hoa cao 13,8 m làm bằng đồng nguyên chất tại Lào Cai.
Tầng thiêng áp mái trên Tháp Kim Thành bài trí tôn tượng A Di Đà phong cách nghệ thuật chùa Phật Tích. Bốn ngôi tháp ở bốn phương cao 13 m bằng gạch gốm truyền thống mang phong cách tháp Phật thời Trần, tạo thành phù đồ lớn trấn giữ sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tháp Kim Thành là công trình văn hóa vừa mang kiến trúc truyền thống dân tộc, vừa là biểu tượng về lòng bao dung, tinh thần đoàn kết, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo vững chãi nơi biên cương Tổ quốc.
"Tháp Kim Thành trong tương lai sẽ là biểu tượng văn hóa tâm linh, đồng thời, trở thành điểm nhấn của du lịch Lào Cai. Nơi đây là trung tâm hội tụ tinh hoa văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh", Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh.
Phát biểu tại lễ khởi công dự án, Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết thêm, trong nghệ thuật kiến trúc của Phật giáo Việt Nam, kiến trúc tháp đã phát triển hoàn mỹ, là công trình có nhiều tầng và diềm mái đua ra ở các mặt, trở thành biểu tượng của Phật giáo và sức mạnh văn hóa dân tộc.
Kế thừa hơn 2.000 năm lịch sử của Phật giáo truyền vào Việt Nam, với tinh thần "hộ quốc an dân", chủ đầu tư xây dựng mục tiêu đưa Tháp Kim Thành trở thành biểu tượng cho trí tuệ, tâm linh và sức sáng tạo, tiếp nối truyền thống, kiến trúc, nghệ thuật tinh tế của cha ông xưa kia.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, dự án tổ hợp công viên cảnh quan, văn hóa, tâm linh Kim Thành góp phần cải tạo cảnh quan, thu hút du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Việc xây dựng công trình này có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần về tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân các dân tộc tỉnh.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Mai Xuân Sơn - Tổng giám đốc T&T Group cũng chia sẻ, Chùa Tháp nói riêng và tổ hợp công viên cảnh quan, văn hóa, tâm linh Kim Thành nói chung có thể trở thành điểm đến văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tâm linh. Nơi đây, người dân và du khách có thể khám phá giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, biểu tượng kiến trúc, tượng pháp Phật giáo đặc sắc. Qua đó, công trình góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa của địa phương và khu vực.
Thiên Minh